GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP 2022

Giải thể doanh nghiệp làm phát sinh nhiều nghĩa vụ không chỉ trong nội bộ mà còn cả với cá nhân, tổ chức khác nên pháp luật có những quy định chặt chẽ về giải thể doanh nghiệp.

 

Giải thể công ty ở HCM
Tấn Ngọc Tax- Hỗ trợ giải thể doanh nghiệp tại TP.HCM

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

1. Các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể

Giải thể công ty, doanh nghiệp là chấm dứt tư cách pháp nhân của doanh nghiệp bao gồm các quyền và nghĩa vụ.Theo Luật Doanh nghiệp, 4 trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện giải thể (tự nguyện hoặc bắt buộc) bao gồm:

  1. Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  2. Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH; của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  3. Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  4. Bị thu hồi giấy phép kinh doanh (trừ khi có quy định khác từ Luật Quản lý thuế).

Tuy nhiên để có thể hoàn thành thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Đồng thời, doanh nghiệp đang không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

2. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

GIẢI THỂ CÔNG TY

Tùy vào từng trường hợp của các doanh nghiệp, hồ sơ giải thể cần chuẩn bị có phần khác nhau, dưới đây là các hồ sơ cần thiết chuẩn bị cho việc giải thể doanh nghiệp nói chung:

1. Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (theo mẫu tại Thông tư 20/2015/TT- BKHĐT);

2. Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, doanh nghiệp tư nhân; Biên bản họp và quyết định của Hội đồng thành viên công ty đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc giải thể doanh nghiệp;

3. Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội;

4. Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;

5. Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản (trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào).

6. Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định.

7. Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế).

8. Giấy chứng nhận của Cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu (nếu doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc con dấu); Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015 doanh nghiệp nộp Giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu, đối với doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/07/2015 thì doanh nghiệp nộp Thông báo về việc hủy mẫu con dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện (theo mẫu tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT).

9. Bản gốc Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN;

10. Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.

11. Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD.

12. Văn bản đóng mã số hải quan (đối với doanh nghiệp đã mở tờ khai hải quan) hoặc văn bản xác nhận không mở tờ khai hải quan (đối với doanh nghiệp không mở tờ khai hải quan);

3. Quy trình, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục giải thể doanh nghiệp trong trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 207 của Luật Doanh nghiệp

>>Giải thể doanh nghiệp chưa phát sinh hóa đơn, doanh thu

Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ như hướng dẫn, bạn tiến hành các bước nộp hồ sơ cho cơ quan thuế và Sở KH&ĐT như sau:

  • Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế

Bước 1: Nộp hồ sơ xác nhận không nợ thuế;

Bước 2: Tất toán tài khoản ngân hàng;

Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể tại Chi cục Thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp;

Bước 4: Nộp các báo cáo liên quan khác tại thời điểm giải thể như: báo cáo thuế/quý, hồ sơ quyết toán thuế, đối chiếu nợ thuế, tờ khai lệ phí môn bài/thuế GTGT quý…

  • Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT

Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia;

Bước 2: Nộp hồ sơ công bố doanh nghiệp đã giải thể;

Bước 3: Nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại Sở KH&ĐT và nhận kết quả giải thể.

>>Giải thể doanh nghiệp đã phát sinh hóa đơn, doanh thu

Nhìn chung, các bước giải thể của doanh nghiệp đã phát sinh doanh thu tương tự với trường hợp chưa phát sinh doanh thu, chỉ khác là doanh nghiệp phải nộp thông báo hủy hóa đơn cho Chi cục Thuế và quá trình xét duyệt các vấn đề về thuế phức tạp hơn. Chi tiết các bước thực hiện như sau:

  • Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế

Bước 1: Nộp hồ sơ xác nhận không nợ thuế tại Tổng cục Hải quan;

Bước 2: Tất toán tài khoản ngân hàng;

Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể tại Chi cục Thuế;

Bước 4: Nộp các báo cáo liên quan cho Chi cục Thuế như: thông báo hủy hóa đơn, báo cáo thuế/quý chưa nộp tại thời điểm giải thể, hồ sơ quyết toán thuế, đối chiếu tờ khai thuế, các khoản nợ thuế…

  • Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT

Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia;

Bước 2: Nộp hồ sơ công bố doanh nghiệp đã giải thể;

Bước 3: Nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại Sở KH&ĐT và nhận kết quả giải thể.

Vì các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp được quy định khá chặt chẽ, do vậy, để không ảnh hưởng đến tiến độ giải thể cũng như đơn giản hóa các việc cần thực hiện, bạn có thể tham khảo dịch vụ giải thể công ty Đại lý thuế Tấn Ngọc. Để giải quyết các thắc mắc và tư vấn cụ thể hơn, xin liên hệ tới:

Hotline: 0798.786.786

Email: info@tanngoctax.vn

Hoặc tới địa chỉ: 179 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp. HCM

Related posts